Acid Uric – Vì sao cần quan tâm tới chỉ số acid uric huyết

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
0
265

Nhiều người đi khám sức khỏe tổng quát, định kỳ hay xét nghiệm máu thường được các bác sĩ kết luận tăng axit uric huyết. Người bệnh gút (gout) thường đi xét nghiệm chỉ số acid uric máu định kỳ. Vậy chỉ số Acid uric là gì? Vì sao cần quan tâm tới chỉ số Acid uric huyết.

1. Acid uric là gì?

Acid uric là một hợp chất trong cơ thể được hình thành do quá trình thoái giáng các nhân purin. Acid uric là một hợp chất dị vòng của cacbon, nito, ôxi, hydro. Công thức phân tử của Acid uric là C5H4N4O3. Nó tạo thành các ion và muối được tạo thành urat và acid urat. Thông thường acid uric được tạo thành trong cơ thể sau đó chúng được hòa tan trong máu và được đưa đến các thận và đào thải ra ngoài theo nước tiểu.

Acid uric là gì? - tinh thể acid uric
Acid uric là gì? – tinh thể acid uric

Phần lớn acid uric trong máu ở dạng tự do, chỉ khoảng dưới 4% gắn với protein huyết thanh. Nồng độ axit uric máu trung bình ở nam: 5,1 ± 1,0 mg/dl (420 μmol/lít) , nữ 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít).

Trong nước tiểu acid uric hòa tan dễ dàng hơn. Nồng độ Ph nước tiểu ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ hòa tan. Nước tiểu càng kiềm thì càng thuận lợi cho sự hòa tan và đào thải acid uric và ngược lại nước tiểu càng toan thì càng khó khăn. Thông thường một ngày nước tiểu đào thải khoảng 800mg ra ngoài.

2. Tăng acid uric máu tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Chỉ số acid uric máu bình thường ổn định ở nồng độ dưới 7mg/dl ( 420 micromol/l) do sự cân bằng giữa tổng hợp và đào thải. Được coi là tăng khi lượng acid uric trong máu tăng cao hơn giới hạn bình thường ( phụ thuộc theo độ tuổi, giới tính,) thường ở nam giới là trên 7mg/dl ( 420 micromol/l), ở nữ giới là trên 6mg/dl ( 360micromol/l).

Khi vì một lý do nào đó mà cơ thể giảm đào thải acid uric ra ngoài hoặc tăng sản xuất acid uric, hoặc cả 2 nguyên nhân trên thì sẽ dẫn tới tình trạng tăng acid uric máu.

Tăng acid uric huyết - Vì sao cần quan tâm tới chỉ số acid uric huyết
Tăng acid uric huyết – Vì sao cần quan tâm tới chỉ số acid uric huyết

Theo một số nghiên cứu tại Anh cho thấy một số gen có liên quan tới việc gây nên nguy cơ cao hơn hoặc thấp hơn đối với tình trạng tăng acid uric trong máu.

Tăng tổng hợp acid uric máu: Do ăn thức ăn có chứa nhiều nhân purin, tăng tổng hợp purin nội sinh, tăng thoái biến nucleotile, bệnh dự trữ glycogen, ….

Giảm bải tiết acid uric máu: gặp trong trường hợp suy thận, bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh tuyến giáp, lạm dụng rượu, thiếu hụt một số men….

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên quan chặt chẽ giữa acid uric với rượu bia. Uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ dị hóa các nucleotid có nhân purin, tăng dị hóa ATP thành AMP từ đó dẫn tới tăng sản xuất các axit uric. Khi uống rượu thường gây mất nước, làm tăng axit lactic trong máu, đồng thời hạn chế quá trình bài tiết urat qua nước tiểu, từ đó gây tăng quá trình tinh thể hóa các urat ở nước tiểu và tế bào.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy Tăng acid uric được coi là một trong những nguyên nhân gây bệnh gút (gout). Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp tăng acid uric đều là bệnh gút mà nó còn tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ gây các vấn đề sức khỏe đặc biệt nghiêm trọng như bệnh tim mạch, tử vong tim mạch, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, suy thận, béo phì, đái tháo đường, tăng lipid máu, bệnh gút.

3. Vậy làm sao để giảm acid uric máu hiệu quả?

Điều trị tăng acid uric máu trong tây y:

Trong các trường hợp tăng nhẹ các bệnh nhân thường được khuyên cải thiện tình trạng bằng biện pháp ăn uống đó là hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhân purin, không sử dụng rượu bia. Khi nồng acid uric trong máu cao trên 10mg/dl thì sử dụng thuốc hạ Acid uric máu. Các thuốc hàng đầu được chỉ định hạ acid uric máu trong tây y hiện nay là các thuốc có khả năng ức chế enzim xanthine oxidase như Allopurinol ( Zyloric), tisopurine ( Thiopurinol), thuốc tiêu acid uric ( Enzym uricase – biệt dược thường dùng là Uricozym) .

Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tây trong điều trị tăng acid uric huyết nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ tới các cơ quan trong cơ thể và hạn chế sử dụng trên lâm sàng như:

Thuốc Allopurinol chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn, bênh nhân bị bệnh gan, thận nặng, chứng nhiễm sắc tố vô căn.

Đồng thời ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như nôn và buồn nôn, dị ứng gây phát ban, bong da, mụn nhọt, đau môi, miệng. Người mệt mỏi, ngủ gà, ngủ gật, đau đầu, hoa mắt, rối loạn vị giác, rụng tóc, tăng huyết áp, viêm gan…

Thông thường sử dụng thuốc điều trị tăng acid uric máu thường dùng trong thời gian kéo dài từ 3 tuần tới 6 tháng nên thường gây những tác dụng phụ nghiêm trọng như ảnh hưởng tới gan, thận, tăng huyết áp…

Cách làm giảm acid uric máu theo đông y.

Theo đông y có một số bài thuốc từ thiên nhiên có tác dụng giảm acid uric cao như: đậu xanh, cây hoa nở đất, cây sói rừng, lá tía tô hiệu quả…

Lá tía tô giúp hạ acid uric huyết hiệu quả an toàn

Bột tía tô Akina giúp hạ acid uric máu hiệu quả
Bột tía tô Akina giúp hạ acid uric máu hiệu quả

Trong đó nổi bật nhất là cây tía tô với tác dụng ức chế emzim xanthine oxidase đã được các giáo sư, tiến sĩ tại Nhật Bản nghiên cứu và kết luận tác dụng ức chế enzim xanthine oxidase mạnh nhất so với 143 loài thảo dược thường dùng. Tác dụng giảm acid uric huyết tương đương với việc sử dụng thuốc Allopurinol trong điều trị hiện nay. Đồng thời theo Đông y lá tía tô rất lành tính lại có tính kháng viêm, kháng khuẩn, là vị thuốc giúp giải biểu giải cảm, tăng cường bài tiết nên đồng thời còn giúp tăng cường đào thải acid uric qua đường nước tiểu từ đó giảm nguy cơ lắng đọng muối urat tại các cơ quan như thân, khớp … gây bệnh tật.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết

tiatoakina.vn

Dành cho đại lý

Tham gia hệ thống đại lý để nhận được chiết khấu hấp dẫn. Đăng ký hoặc Tìm hiểu thêm

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here