Thực đơn cho người bệnh gút (gout)

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
0
485

Bệnh gút (gout) là bệnh gây nên bởi rối loạn chuyển hóa đạm dẫn tới làm tăng acid uric trong máu dẫn đến tình trạng ứ đọng tinh thể muối urat tại các khớp gây sưng đau. Bởi vậy một chế độ, thực đơn ăn uống hợp lý cho người bệnh gút là điều vô cùng cần thiết để giảm thiểu tối đa các cơn gút cấp, hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy người bệnh gút nên ăn gì? người bệnh gút không nên ăn gì? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé

1.Người bệnh gút (gout) nên kiêng gì, hạn chế ăn gì?

Đối với bệnh nhân gút thì việc kiêng tuyệt đối,hạn chế tối đa các thực phẩm giàu đạm như hải sản, thịt màu đỏ như thịt bò, thịt chó, nội tạng động vật, thịt gia cầm… Tránh sử dụng các loại nước hầm, nước dùng…

Bệnh gút nên kiêng ăn thực phẩm giàu đạm như hải sản
Bệnh gút nên kiêng ăn thực phẩm giàu đạm như hải sản

Các loại thực phẩm như: măng, nấm, giá đỗ… cũng làm tăng tốc độ tổng hợp của acid uric trong máu nên bệnh nhân gut cần hạn chế tối đa sử dụng những thực phẩm đó.

Bệnh nhân gút (gout) nên giảm lượng thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình như: Đạm động vật: Thịt gà, thịt lợn, thịt vịt…, đạm thực vật như: Đậu…

Bệnh nhân gút nên hạn chế sử dụng thực phẩm giàu đạm
Bệnh nhân gút nên hạn chế sử dụng thực phẩm giàu đạm

Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu chất béo như mỡ đông vật, thực phẩm chiên, rán, quay.. các loại thức ăn nhanh, mỳ tôm…

Không nên sử dụng thực phẩm chứa cồn như bia, rượu, đồ uống có gas, nước ngọt…

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách phòng bệnh gút hiệu quả nhất

Cách dùng bột tía tô phòng và điều trị bệnh gút hiệu quả

Khách hàng chia sẻ cách dùng bột tía tô Akina trị gút hiệu quả trong một tháng

Bệnh nhân gút không nên uống bia rượu, nước ngọt
Bệnh nhân gút không nên uống bia rượu, nước ngọt

Bệnh nhân gút nên giảm bớt ăn các đồ uống có vị chua như nước chanh, nước cam…trái cây giàu vitamin C.

Trên đây là một số thực phẩm mà bệnh nhân gut nên hạn chế sử dụng. Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý nếu ăn uống quá kiêng khem sẽ gây thiếu protein có thể dẫn tới bệnh lý khác. Nên việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với khả năng hấp thu của từng cơ thể là điều cần thiết.

2. Thực đơn cho người bệnh gút. Thực phẩm người bệnh gút nên ăn

Bệnh nhân gút đươc khuyến khích sử dụng các sản phẩm chứa ít purin như ngũ cốc, bơ, rau quả, trứng..,

Người bệnh nên tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, sắn, cà chua… những thực phẩm này góp phần làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng từ đó giảm hình thành các acid uric.

Thực phẩm ít purin tốt cho người bệnh gut
Thực phẩm ít purin tốt cho người bệnh gut

Bệnh nhân gút nên uống nhiều nước, từ 2,5 tới 5 lít nước mỗi ngày để tăng cường hoạt động đào thải acid uric ra ngoài. Tuy nhiên bệnh nhân gút không nên uống quá nhiều nước buổi tối, tránh đi tiểu đêm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bệnh nhân gút luôn phải giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu, căng thẳng, thức khuya để tránh gây ảnh hưởng tới chức năng gan.

Một số loại thực phẩm tốt cho người bệnh gút được khuyến cáo nên sử dụng như:

+ Lá tía tô: Tinh dầu, hoạt chất có trong lá tía tô có tác dụng trực tiếp lên nguyên nhân hình thành acid uric nên có tác dụng rất tốt trong phòng và điều trị bệnh gút.

Tham khảo thêm bột tía tô Akina trị gút hiệu quả an toàn tại đây

Rau tía tô giúp phòng và điều trị bệnh gut hiệu quả
Rau tía tô giúp phòng và điều trị bệnh gut hiệu quả

+ Cải bẹ xanh, súp lơ, cải bắp, bí xanh, củ cải, đậu đỏ: sử dụng cải bẹ xanh mỗi ngày có tác dụng đào thải acid uric ra ngoài, phòng trừ bệnh gút rất hiệu quả. Các loại rau củ này đều chưa rất ít purin cũng như có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu nên sử dụng rất tốt cho người bệnh gut.

+ Quả dứa, quả Anh Đào, Dưa hấu: Cũng đều là những loại trái cây gần như không chưa purin nên bệnh nhân gut sử dụng rất tốt.

Dưa hấu rất tốt cho người bệnh gút
Dưa hấu rất tốt cho người bệnh gút
  • Bệnh nhân gút trong giai đoạn đầu bệnh thường tiến triển âm thầm, chưa gây ảnh hưởng tới thận và các cơ quan nội tạng khác, nên nhiều khi bệnh nhân thường quên và không chú ý tới chế độ ăn uống của mình mà sử dụng lượng thực phẩm giàu đạm lớn sẽ khiến tình trạng tăng acid uric trong máu, các cơn gút cấp. Bởi vậy ngay khi phát hiện mình mắc bệnh gút thì mỗi bệnh nhân nên tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý với bản thân nhất để hạn chế tối đa lượng Purin đưa vào cơ thể từ nguồn thức ăn hàng ngày qua đó giúp phòng và hạn chế tối đa các biến chứng của gút.

Hi vọng qua bài viết đã cung cấp cho bạn được một số kiến thức cơ bản về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gút. Từ đó góp phần hỗ trợ điều trị, kiểm soát tình trạng tăng acid uric trong máu cho bệnh nhân gút để giảm thiểu tối đa các cơn gút cấp. Có bất kỳ thắc mắc nào quý khách hàng có thể liên hệ tới số Hotline hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn trực tiếp miễn phí.

Dành cho đại lý

Tham gia hệ thống đại lý để nhận được chiết khấu hấp dẫn. Đăng ký hoặc Tìm hiểu thêm

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here