Lá tía tô chống viêm hiệu quả theo nghiên cứu của Nhật Bản

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
0
315

Lá tía tô tại Nhật Bản được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày và được sử dụng như một vị thuốc chống lại ngộ độc thực phẩm, chống viêm, rối loạn tiêu hóa… Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được công bố về tác dụng chống viêm của lá tía tô. Các nhà khoa học tại Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu tìm ra các hoạt chất có tác dụng chống viêm của lá tía tô.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các giáo sư, tiến sĩ Ayaka Nakajima, Yuka Yamamoto, Nao Yoshinaka, Mayuri Namba, Hirotaka Matsuo, Tetsuya Okuyama, Emi Yoshigai, Tadayoshi Okumura, Mikio Nishizawa & Yukinobu Ikeya thuộc Khoa Dược, Đại học Dược, Đại học Ritsumeikan, Kusatsu, Nhật Bản, Khoa Khoa học Sinh học, Trường Cao đẳng Khoa học Đời sống, Đại học Ritsumeikan, Kusatsu, Nhật Bản, Tổ chức Khoa học và Công nghệ, Đại học Ritsumeikan, Kusatsu, Nhật Bản; Khoa Phẫu thuật, Kansai, Đại học Y khoa, Hirakata, Nhật Bản. Nghiên cứu được chấp nhận và công bố vào ngày 4 tháng 8 năm 2014.

Xin giới thiệu tới các bạn công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản về tác dụng chống viêm của lá tía tô:

1. Mục tiêu của nghiên cứu

  • Lá tía tô được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản và một số quốc gia Châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam như một loại cây thuốc. Tại Nhật Bản tía tô được sử dụng nhiều trong trang trí, ăn kèm với các món cá sống, nhiều nghiên cứu đã chứng minh lá tía tô có tác dụng rất tốt trong hoạt động chống ngộ độc thực phẩm, khó tiêu, chống viêm…
  • Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào được báo cáo cho tới nay về tác dụng của lá tía tô chống viêm cùng các thành phần chống viêm của lá tía tô. Vì vậy nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm ra các hoạt chất chống viêm chủ yếu của lá tía tô.
Hình ảnh khớp viêm sưng nóng đỏ đau trong bệnh gút
Hình ảnh khớp viêm sưng nóng đỏ đau trong bệnh gút

2. Đối tượng tiến hành nghiên cứu

  • Lá tía tô xanh và lá tía tô tím (P. frutescens Britton var. crispa f.viridis Makino được thu thập tại Hokkaido của Nhật Bản được chiết xuất methanol.
  • Để nghiên cứu tác dụng chống viêm của thành phần tinh dầu trong chiết xuất lá tía tô được thực hiện bằng cách đo NO (Proton oxit nitric) được thực hiện như một phản ứng viêm và tổn thương gan.
Lá tía tô tím của Nhật cho hiệu quả chống viêm cao
Lá tía tô tím của Nhật cho hiệu quả chống viêm cao

3. Kết quả và thảo luận

  • Qua nghiên cứu các nhà khoa học tại Nhật Bản nhận thấy chiết xuất methanol của lá và cành tía tô (P. frutescens Britton var. crispa f. viridis ) đã bị đình chỉ trong nước và được phân chia với EtOAc để đủ khả năng phân giải EtOAc. Khi đó EtOAc được hòa tan phần nhỏ đã được thêm vào môi trường nuôi cấy và tiến hành đo nồng độ NO trong tế bào gan hepatocyt được điều trị bằng IL-1β. Kết quả cho thấy các chiết xuất từ lá tía tô có tác dụng cao trong việc ức chế hoạt động NO.
  • Các hợp chất trong tía tô được xác định có khả năng chống lại hoạt động của NO là : Shisoflavanone A , negletein, luteolin, apigenin, esculetin, axit protocatechuic, 5,8-dihydroxy-7-methoxyflavanone.
  • Nghiên cứu cho thấy các hợp chất shisoflavanone A, negletein và apigenin từ cây tía tô có tác dụng chống viêm bằng hoạt tính ức chế NO cao tới IC50 10-15 μM và không gây độc tế bào, các hợp chất luteolin, esculetin, 5,8-dihydroxy-7-methoxyflavanone trong lá tía tô có tác dụng ngăn chặn phản ứng viêm cao.
  • Khả năng chống viêm từ dịch chiết Shisoflavanone A của lá tía tô tương đương với báo cáo của Klempner và Bubley về silibinin ( một dẫn xuất từ flavanol từ cây Silybum marianum có tác dụng chống hepatotoxic được sử dụng làm thuốc bổ sung và thay thế trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến.)
  • Các hoạt chất trong lá tía tô tác dụng chống viêm được đánh giá có hiệu quả như kinginika ( hoa của Lonicera japonica – cây kim ngân vị dược liệu dùng trong điều trị các bệnh ngoài ngoài da, ho, viêm mũi dị ứng.. ) và gomishi (quả Schisandra chinensis – ngũ vị tử là vị dược liệu được sử dụng phổ biến trong đông y với tác dụng chống nhiễm trùng, tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường, bảo vệ chức năng gan, thận…)
  • Có thể thấy nghiên cứu đã cho thấy hoạt động chống viêm của lá tía tô rất cao, giúp đẩy lùi các triệu chứng viêm hiệu quả trong một số bệnh điều trị bệnh gút (gout) mề đay, dị ứng…

Xem thêm:

Nghiên cứu tác dụng đẩy lùi bệnh gút từ lá tía tô

Lá tía tô giảm cân, giảm béo, hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu

Tác dụng chống ung thư của lá tía tô từ các chuyên gia Hàn Quốc

Hi vọng qua bài viết đã cung cấp thêm cho độc giả kiến thức về tác dụng của lá tía tô. Lý do chúng ta nên đưa lá tía tô vào thực phẩm sử dụng hàng ngày bởi những dược tính cao, hiệu quả trong phòng và điều trị bệnh tật. Ngoài ra bạn có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm bột tía tô Akina tại đây

Nguồn: Thư viện y khoa Quốc Gia Hoa Kỳ – Viện Y tế quốc gia – PubMel.gov

Dành cho đại lý

Tham gia hệ thống đại lý để nhận được chiết khấu hấp dẫn. Đăng ký hoặc Tìm hiểu thêm

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here