Acid uric là gì? Nguyên nhân, hậu quả, cách điều trị tăng acid uric huyết.

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
0
632

Nhiều người đi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh nhân gút thường được các bác sĩ giải thích chỉ số acid uric cao vậy acid uric là gì? Nguyên nhân, hậu quả, cách điều trị tăng acid uric huyết

1.Acid uric là gì?

Acid uric là một hợp chất dị vòng của Cacbon, Hydro, Nitơ, Oxy.

Công thức phân tử là : C₅H₄N₄O₃.

Công thức phân tử acid uric
Công thức phân tử acid uric

Trong cơ thể acid uric là sản phẩm cuối cùng của quá trình thoái giáng các nhân purin. Trong đó Enzym Xanthin oxydase là một chất đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa hydroxanthin thành xanthin và tiếp tục chuyển hóa xanthine thành acid uric.

Acid uric là một acid yếu, hòa tan trong nước, thường bị ion hóa tạo thành muối là urat và acid urat hòa tan trong huyết tương đến thận và đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Ở 370C acid uric hòa tan tối đa khoảng 6,8mg/dl. Khi nồng độ acid uric cao hơn có thể gây kết tủa.

Nồng độ acid uric máu trung bình ở nam giới : 5,1 ± 1,0 mg/dl (420 μmol/lít); nữ 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít). Khi nồng độ acid uric cao hơn giới hạn trên được coi là tăng acid uric huyết.

2. Nguyên nhân tăng acid uric máu

có 2 nhóm nguyên nhân chính gây tăng acid uric máu:

+ Tăng tổng hợp acid uric :

Do ăn nhiều thức ăn có chưa nhân purin,

Tăng tổng hợp purin nội sinh,

Tăng thoái biến nucleotile

Bệnh dự trữ glycogen,

Bệnh cơ nặng,

Tăng hoạt tính men pRPP synthetase,

Thiếu HGPRT…

+ Giảm bài tiết acid uric :

Bệnh nhân suy thận: gây giảm bài tiết urat ở ống thận, tăng tái hấp thu urat ở ống thận..

Tăng huyết áp,

Cường chức năng tuyến cận giáp,

Bệnh thận do nhiễm độc chì,

Sử dụng một số thuốc làm tăng acđ uric máu như cyclosporine, ethambutol…

+ Ngoài ra còn một số nguyên nhân phối hợp:

Lạm dụng rượu bia

Thiếu oxy, giảm bão hòa oxy tổ chức

Thiếu hụt glucose-6-phosphatase.

Thiếu hụt fructose-1-phosphate-aldolase.

Yếu tố gia đình …

Sơ đồ quá trình hình thành acid uric trong cơ thể
Sơ đồ quá trình hình thành acid uric trong cơ thể

3.Acid uric cao gây bệnh gì? – hậu quả tăng acid uric huyết.

Khi acid uric máu tăng cao trong thời gian dài dẫn đến tình trạng lắng đọng muối urat tại các tổ chức cơ quan trong cơ thể như màng hoạt dịch, da, kẽ thận, gân…gây biến đổi tại các tổ chức này, cụ thể như sau:

Bệnh gút là một dạng của viêm khớp do sự lắng đọng của các tinh thể urat sắc nhọn tại các khớp gây viêm khớp: sưng, nóng, đỏ, đau.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tăng acid uric máu là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh gút. Tuy nhiên thực tế lâm sàng cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân tăng acid uric máu nhưng không biểu hiện bệnh gút. Điều này được lý giải do ảnh hưởng tới nồng độ của một số chất hòa tan trong huyết thanh.

Xem thêm: Bệnh gút là gì? – nguyên nhân – triệu chứng – điều trị – cách phòng bệnh gút

Tăng acid uric và bệnh gút
Tăng acid uric và bệnh gút
  • Tăng huyết áp – Nhồi máu cơ tim – xơ vữa động mạch – đột quỵ:

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy tăng acid uric máu có mỗi liên quan chặt chẽ tới tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột tử tim, tăng huyết áp.  Có khoảng 20,1% bệnh nhân tăng acid uric máu bị hội chứng chuyển hóa, có 22 – 38% bệnh nhân tăng huyết áp được phát hiện tăng acđ uric máu không được điều trị. Có 25 – 50% bệnh nhân gút có kèm theo tăng huyết áp.

  • Béo phì – mỡ máu

Theo các tài liệu y khoa được công bố cho thấy béo phì làm tăng tổng hợp acid uric máu và giảm bài tiết acid uric niệu từ đó gây tăng acid uric máu. Tỉ lệ người mắc bệnh gút tăng rõ rệt ở những người có trong lượng cơ thể tăng trên 10%.

Có đến 80% người tăng mỡ máu có sự phối hợp của tăng acid uric máu và khoảng 50 – 70% bệnh nhân gút có kèm theo tăng lipid máu. Tăng acid uric máu kết hợp với béo phì vùng bụng là nhóm nguy cơ cao của bệnh tim mạch có liên quan đến sự đề kháng insulin.

Tăng acid uric máu với các bệnh béo phì và đái tháo đường
Tăng acid uric máu với các bệnh béo phì và đái tháo đường
  • Đái tháo đường:

Bệnh lý đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường typ 2 có mối liên quan chặt chẽ với bệnh gút. Tăng acid uric máu dẫn tới sự sụt giảm Insulin, những người mặc bệnh tiểu đường Typ 2 có nguy cơ mắc bệnh gút lên tới 70%.

Ngoài ra tăng acid uric máu gây lắng đọng tại các tổ chức ơ quan trong cơ thể như gan, thận, kẽ thận… gây sỏi thận, viêm thận, suy thận, xơ gan….

4. Tăng acid uric máu nên ăn gì? – điều trị tăng acid uric huyết

Đối với người bệnh tăng acid uric máu không triệu chứng:

Rất nhiều trường hợp đi xét nghiệm máu có hiện tượng tăng acid uric máu, tuy nhiên lại không biểu hiện thành bệnh. Tuy nhiên nhiều cơ sở y tế, người bệnh hiện nay vì lo sợ những biến chứng mà tăng acid uric máu có thể ra trên cơ thể như bệnh gút, tim mạch, huyết áp, tiểu đường… mà tự ý điều trị bằng các loại thuốc Tây Y.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo: Bệnh nhân tăng acid uric máu <10mg/dl thì nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng như hạn chế thức ăn giàu nhân purin, rượu bia… Nếu sau khi điều chỉnh thực đơn ăn uống cho người tăng acid uric mà nồng độ acid uric vẫn cao thì mới cần sử dụng thuốc hạ acid uric máu và thường xuyên kiểm tra để có hướng điều trị hiệu quả.

Người bệnh tăng acid uric máu biểu hiện thành bệnh gút.

Nhiều kết quả lâm sàng cho thấy việc điều trị tăng acid uric huyết ở bệnh nhân gút cho hiệu quả rõ rệt. Nó giúp hạn chế và ngăn ngừa các cơn gút cấp, ngăn ngừa gút tiến triển thành gút mạn tính, suy thận do bệnh gút.

Tuy nhiên việc điều trị tăng acid uric máu bằng các chế phẩm từ Tây y được ví như con dao hai lưỡi bởi tác dụng phụ, biến chứng, do đó người bệnh cần hết sức thận trọng và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ trong điều trị hạ axit uric máu bằng Tây y.

Bên cạnh sử dụng thuốc thì thực đơn cho người tăng acid uric huyết, lối sống lành mạnh góp phần quan trọng trong quá trinh điều trị tăng acid uric huyết.

Tăng acid uric máu nên ăn gì?

Kiêng, hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu nhân purin như: thịt đỏ như thịt trâu, thịt bò, gà lôi, chim cút;  hải sản như tôm cua, cá, ốc, sò, cá thu, cá cơm…; nội tạng, thịt lên men, trứng cá; một số loại rau xanh người bệnh gút nên hạn chế như măng, nấm, giá đỗ…

Kiêng hạn chế tối đa sử dụng rượu, bia đồ uống có gaz.

Người bệnh tăng acid uric máu nên ăn thực phẩm không có hoặc chứa rất ít thực phẩm nhân purin như: rau xanh, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, đồ uống kiềm không có gaz, nước lọc… cùng với việc tăng cường thể thao, vận động hàng ngày để tăng cường sức khỏe, khả năng chuyển hóa của cơ thể, hạn chế bệnh tật.

Ngoài ra bạn có thể  thưởng thức trà bột tía tô hàng ngày để giảm acid uric huyết. Theo các nghiên cứu y khoa từ Nhật Bản , Hàn Quốc cho thấy cây tía tô Nhật là một trong 143 loài dược liệu hiện nay có tác dụng ức chế quá trình hình thành acid uric trong cơ thể mạnh nhất tương đương với sử dụng thuốc giảm acid uric Allpurinol trong Tây Y.

Ngoài ra trong cây tía tô còn chứa nhiều tinh dầu perilla- andehyt, limonen, dihydrocumin và CL- pinen có mùi thơm, các hoạt chất adenin C5H5N5 và acginin C6H14N4O2 có tác dụng kháng viêm, giảm đau, giãn mạch, ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn vì vậy có tác dụng tốt ngay cả trong các đợt cấp tính của bệnh gout.

Người bệnh chỉ cần hãm 5 – 10gam bột tía tô tương đương 1 -2 thìa ăn phở bột tía tô với 200 – 400ml nước nóng già rồi uống dần, có thể uống cả xác hoặc chỉ uống phần nước trong. Các khớp có biuerienj sưng nóng đỏ đau thì chỉ cần lấy 1 -2 thìa bột lá tía tô trộn sệt với nước ấm rồi đắp lên vị trí các khớp viêm giúp giảm đau kháng viêm nhanh chóng.

Không những thế việc thưởng thức trà tía tô hàng ngày giúp người bệnh xóa tan tâm lý bệnh tật, đem tới nhiều lợi ích cho sức khỏe.

THAM KHẢO VÀ ĐẶT MUA BỘT TÍA TÔ AKINA TẠI ĐÂY

Bột tía tô Akina Nhật Bản phòng và điều trị bệnh gút hiệu quả
Bột tía tô Akina Nhật Bản phòng và điều trị bệnh gút hiệu quả

Để lại thông tin bên dưới để nghe tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm tại tiatoakina.vn

Dành cho đại lý

Tham gia hệ thống đại lý để nhận được chiết khấu hấp dẫn. Đăng ký hoặc Tìm hiểu thêm

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here