Phân biệt 2 bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout (gút)

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
0
1163

Các khớp sưng đau là triệu chứng phổ biến của rất nhiều bệnh về khớp. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người, thậm chí là chuẩn đoán nhầm bệnh dẫn tới bệnh điều trị không đúng cách. Vậy làm sao để phân biệt bệnh về khớp thông thường với bệnh gout. Bài viết giới thiệu tới các bạn một số yếu tố quan trọng để phân biệt 2 bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout là một trong số những bệnh viêm khớp thường gặp nhất hiện nay.

Các bệnh về khớp thường có biểu hiện khá giống nhau sưng, nóng, đỏ đau gây khó khăn trong vận động, hay một số bệnh nhân gout có biểu hiện không điển hình nên dễ dẫn tới nhầm lẫn giữa các bệnh viêm khớp với bệnh gout.

Bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout giống nhau ở điểm nào?

Bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout
Bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout
  • Giống nhau:

+ Đều có sưng nóng đỏ, đau tại vị trí một hay nhiều khớp

+ Vị trí các khớp đau: Có thể đau tại các khớp ngón tay, ngón chân, cổ tay, cổ chân….

+ Các khớp có thể biến dạng

+ Viêm gân có thể sẩy ra

+ Xét nghiệm dịch khớp thấy bạch cầu tăng.

Bệnh gout và bệnh viêm khớp dạng thấp có khá nhiều biểu hiện giống nhau. Vậy làm sao phân biệt viêm khớp dạng thấp và bệnh gout (gút) ?

Điểm khác nhau giữa bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout (gút)

Nguyên nhân gây bệnh:

+ Do rối loạn chuyển hóa acid uric gặp trong bệnh nhân tăng hấp thu acid uric, giảm đào thải acid uric .

+ Chế độ ăn uống giàu đạm, thực phẩm chứa nhiều nhân purin , uống nhiều bia rượu…

  • Bệnh viêm khớp dạng thấp: là bệnh tự miễn mạn tính, nguyên nhân chưa được xác đinh rõ ràng.

Triệu chứng của bệnh gout và bệnh viêm khớp dạng thấp

  • Bệnh gout:

+ Toàn thân: Có thể có sốt nhẹ, sốt vừa hoặc sốt cao

+ Vị trí:  Cơn gout cấp đầu tiên thường xảy ra ở khớp ngón chân cái với biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau. Một số trường hợp không điển hình có thể viêm khớp ngón chân, ngón tay, cổ tay… có trường hợp đau âm ỉ các khớp kèm theo tăng acid uric huyết.

+ Tính chất: Cơn gout cấp điển hình thường gây đau dữ dội,  chỉ cần chạm nhẹ, hay cử động nhỏ cũng khiến người bệnh đau đớn không thể chịu đựng được.

+ Viêm bao hoạt dịch, viêm gân

+ Gout mạn tính thường hình thành các hạt tophi tại các khớp khủy tay, ngón tay, ngón chân, mu bàn tay, gót chân, gân Achile, sờ thấy lạo xạo. Ở giai đoạn muộn các tinh thể urat thường gây cứng khớp, khớp sưng to, hạn chế vận động, có thể kèm theo các hạt tophi.

Triệu chứng của bệnh gout
Triệu chứng của bệnh gout
  • Triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp:

+ Toàn thân: Người bệnh viêm khớp dạng thấp thường có biểu hiện toàn thân gầy sút, người mệt mỏi, chán ăn, da xanh nhợt do thiếu máu.

+ Vị trí : thường xuất hiện sớm tại các khớp chi xa như cổ tay, ngón tay, gối, cổ chân, bàn chân, ngón chân. Ở giai đoạn muộn thì xuất hiện tại các khớp khuỷu tay, vai, háng, đốt sống cổ…

+ Tính chất: Các triệu chứng của bệnh thường có xu hướng lan ra hai bên, đối xứng; thường là biểu hiện sưng đau, gây hạn chế vận động, có thể có nước tại khớp gối, đau nhiều về đêm và sáng sớm, cứng khớp buổi sáng.

+ Các ngón tay có hình thoi

+ Các hạt dưới da: Nổi gồ lên khỏi mặt da, chắc, không đau thường gặp ở trên sương trụ, gần khớp khuỷu, xương chày gần khớp gối, số lượng không nhiều từ một tới vài hạt.

+ Da khô teo, phù đoạn chi, lòng ban tay có hồng ban.

+ Teo cơ vùng quanh khớp viêm, viêm gân Achille

+ Biến dạng khớp : Ở giai đoạn muộn có thể có tình trạng các khớp dính và biến dạng, đặc trưng là bàn tay gió thổi và bàn tay lưng lạc đà.

Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp
Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp

Cận lâm sàng:

  • Bệnh gout:

+ Xét nghiệm máu có thể có bạch cầu tăng, máu lắng tăng

+ Thường có tăng acid uric huyết

+ Dịch khớp: Có nhiều bạch cầu, soi có thể thấy các tinh thể urat trong bạch cầu, cấy dịch khớp không có vi khuẩn.

+ X- Quang: có thể thấy hình ảnh các khớp có lắng đọng urat, giai đoạn muộn có thể có các khuyết xương, hẹp khe xương, gai xương.

  • Bệnh viêm khớp dạng thấp:

+ Xét nghiệm máu:  có thể thấy hồng cầu giảm, bạch cầu tăng hoặc giảm, máu lắng tăng, phản ứng Waaler – Rose, Phản ứng Latex dương tính.

+ Dịch khớp chứa nhiều bạch cầu đa nhân trung tính, ít lympho…

+ X- Quang: Ở giai đoạn sớm chỉ sưng tấy mô mềm, mất vôi xương ở khoảng gần khớp

Giai đoạn sau có loét bờ xương, phá hủy sụn khớp, bờ xương nham nhở, trục khớp lệch, khe khớp hẹp dần rồi dính khớp…

Thông thường các bệnh viêm khớp thông thường, viêm khớp dạng thấp thường gặp ở nữ giới (80%); Bệnh gout thường gặp ở nam giới (90%).

Qua các thông tin trên hi vọng bạn đọc có thêm những kiến thức để phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp và bệnh gout. Nhằm phát hiện bệnh sớm để có phương pháp điều trị bệnh hợp lý, giúp bệnh nhanh khỏi, tránh gây những biến chứng cho sức khỏe.

Bột tía tô Akina chữa trị bệnh gout, đau nhức xương khớp

Tham khảo sản phẩm bột tía tô Akina chữa trị bệnh gout hiệu quả, đặc biệt tốt cho các trường hợp bệnh xương khớp ở người trung niên, người cao tuổi. Chỉ cần thưởng thức trà bột tía tô Akina hàng ngày – giúp bạn xua tan nỗi lo bệnh tật. Trà bột tía tô Akina qua các nghiên cứu từ Nhật Bản cho thấy không chỉ là giúp chữa trị bệnh gout từ gốc rễ mà còn tốt cho các bệnh đau nhức xương khớp, giải biểu, giải cảm, phòng ngộ độc đạm cua cá, giảm cân, tốt cho người bệnh đau dạ dày; bột tía tô trị mụn nhọt, làm đẹp da cho chị em phụ nữ, hỗ trợ ngăn ngừa điều trị bệnh ung thư… Xem thêm

Bột tía tô Akina Nhật Bản phòng và điều trị bệnh gút hiệu quả
Bột tía tô Akina Nhật Bản phòng và điều trị bệnh gút hiệu quả

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Dành cho đại lý

Tham gia hệ thống đại lý để nhận được chiết khấu hấp dẫn. Đăng ký hoặc Tìm hiểu thêm

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here