Biểu hiện của bệnh gút (gout) là gì? Cách phòng tránh bệnh gout.

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
0
137

Bệnh gout chắc hẳn ai cũng cảm thấy e ngại khi nhắc tới căn bệnh này bởi những cơn đau đớn cùng những biến chứng mà bệnh gút gây ra. Tuy nhiên rất nhiều người lại không biết biểu hiện của bệnh gút là gì để có biện pháp thăm khám và điều trị sớm nhất. Nhiều người thường lầm tưởng là cơn đau thấp, đau nhức xương khớp bình thường mà không điều trị dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng. Vậy những biểu hiện sớm nhất của bệnh gout là gì? Cách phòng tránh bệnh gout như thế nào?

Bệnh gout – biểu hiện của bệnh gút

Bệnh gout – biểu hiện của bệnh gút
Bệnh gout – biểu hiện của bệnh gút

Bệnh gút là một bệnh viêm khớp. Mà nguyên nhân là do acid uric huyết tăng cao dẫn tới lắng đọng các tinh thể muối urat sắc nhọn tại các khớp gây sưng đau, phá hủy các khớp. Tinh thể urat lắng đọng lâu dần hình thành nên các hạt tophi làm biến dạng khớp, lắng đọng tại các cơ quan trong cơ thể như tim mạch, gan, thận, gây xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, đột quỵ não, xơ gan, sỏi thận, suy thận…

Vậy làm sao để biết bản thân có nguy cơ mắc bệnh gout. Những biểu hiện của bệnh gout là gì để điều trị sớm nhất là câu hỏi mà rất nhiều người hiện nay quan tâm. Bởi hiện nay số lượng bệnh nhân gút ngày càng tăng cao, trẻ hóa, ở mọi tầng lớp xã hội chứ không chỉ là “căn bệnh của nhà giàu” như trước kia.

Người có nguy cơ mắc bệnh gút cao

Những người có chế độ ăn uống nhiều chất đạm, thực phẩm chứa nhiều nhân purin như hải sản, tôm, cua , cá … thịt đỏ như thịt bò, thịt chó…. Ít ăn rau xanh, trái cây sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn ít thực phẩm giàu đạm, nhân purin…

Nguy cơ mắc bệnh gout
Nguy cơ mắc bệnh gout

Người có thói quen uống bia rượu, đồ uống có cồn sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp nhiều lần người không sử dụng các loại đồ uống trên. Bởi rượu bia gây độc với gan, thận đồng thời rượu bia khi vào cơ thể chuyển hóa thành acid acetic – một chất cạnh tranh với acid uric từ đó dẫn tới tỉ lệ acid uric được hòa tan thấp – tỉ lệ acid uric được đào thải ra ngoài thấp gây nên tăng aicd uric huyết – nguyên nhân dẫn tới bệnh gout.

Người béo phì, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh gout, các bệnh về xương khớp cao gấp 4 lần người có cân nặng bình thường.

Ở những bệnh nhân có bệnh về chuyển hóa như tiểu đường, sỏi thận, suy thận… có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn.

Biểu hiện của bệnh gút (gout) là gì?

Vậy làm sao để biết bản thân có thể mắc bệnh gút, dấu hiệu sớm nhất của bệnh gout là gì?

Bệnh gout khi chưa biểu hiện thành cơn gout cấp thường không có biểu hiện gì rõ rệt.

Các tinh thể urat bắt đầu lắng đọng tại các khớp sau khoảng 1 năm gây nên cơn gout cấp đầu tiên tùy theo tình trạng của từng người bệnh thời gian này có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Trong khoảng thời gian ủ bệnh đó, bệnh nhân thường không có biểu hiện gì đặc biệt nên thường rất khó phát hiện bệnh sớm.

Bởi vậy khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm chỉ số acid uric huyết định kỳ là một trong những phương pháp tốt nhất để phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.

Triệu chứng của cơn gút cấp đầu tiên
Triệu chứng của cơn gút cấp đầu tiên

Khi bị cơn gout cấp nhiều bệnh nhân không đi khám mà tự ý điều trị tại nhà vì thường có tâm lý bị đau khớp, thấp khớp, hay đau nhức xương khớp thông thường. Sau khi cơn gout cấp qua đi thường không để lại triệu chứng gì nên nhiều bệnh nhân cho rằng mình đã khỏi bệnh mà không thăm khám, điều trị gì thêm. Mà người bệnh không biết rằng bệnh gout vẫn âm thầm tiến triển thành gút mạn tính gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các phòng tránh bệnh gout hiệu quả

Để phòng tránh bệnh gout hiệu quả thì trước hết cần hạn chế các yếu tố nguy cơ gây bệnh gout. Bởi vậy lối sống lành mạnh chính là một trong những phương pháp giảm nguy cơ mắc bệnh gout tốt nhất.

+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý hạn chế thực phẩm giàu đạm, nhân purin, như hải sản, thịt đỏ, thịt chó… tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, trái cây…

+ Không uống rượu, bia đồ uống chứa cồn hoặc hạn chế tối đa.

+ Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày.

Ngoài ra bạn có thể thưởng thức trà bột tía tô hàng ngày để phòng ngừa và điều trị bệnh gout hiệu quả. Theo nghiên cứu từ các giáo sư, tiến sĩ Tsutomu Nakanishi, Masatoshi Nishi, Akira Inada, Hiroshi Obata, Nobukazu Tanabe, Shiro Abe và Michio Wakashiro thuộc khoa Dược, Đại học Setsunan, Hirakata, Osaka và Phòng Nghiên cứu và Phát triển, Gunze Limited, Ayabe, Kyoto, Nhật Bản có tác dụng phòng và điều trị bệnh gout cao nhất tới nay được tìm thấy so với 143 loài thực vật ăn được và tương đương như sử dụng thuốc Allopurinol trong điều trị bệnh gút.

Chỉ cần dùng bột tía tô pha trà mạn thưởng thức hàng ngày hoặc dùng bột tía tô rắc cơm ăn hàng ngày có tác dụng phòng ngừa và điều trị bệnh gout hiệu quả.

Bột tía tô Akina – phòng và điều trị bệnh gout hiệu quả

Bột tía tô Akina - xua tan nỗi lo bệnh gout
Bột tía tô Akina – xua tan nỗi lo bệnh gout

Dành cho đại lý

Tham gia hệ thống đại lý để nhận được chiết khấu hấp dẫn. Đăng ký hoặc Tìm hiểu thêm

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here