Nghiên cứu tía tô chữa trị bệnh gút (gout) từ Nhật Bản

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
0
683

Công trình nghiên cứu về dược tính của các hợp chất mới trong cây tía tô Perilla frutescens var. acuta  ức chế enzim Xanthine Osidase có hiệu quả đặc biệt trong điều trị bệnh gút (Gout) của các giáo sư, tiến sĩ Tsutomu Nakanishi, Masatoshi Nishi, Akira Inada, Hiroshi Obata, Nobukazu Tanabe, Shiro Abe và Michio Wakashiro thuộc khoa Dược, Đại học Setsunan, Hirakata, Osaka và Phòng Nghiên cứu và Phát triển, Gunze Limited, Ayabe, Kyoto, Nhật Bản được báo cáo và công bố kết quả vào năm 1990.

Xin giới thiệu tới quý độc giả công trình nghiên cứu về cây tía tô giúp đẩy lùi bệnh gút (gout) của các giáo sư, tiến sĩ tại Nhật Bản:

1. Bệnh gút (gout) – Căn nguyên chủ yếu gây bệnh gút là gì?

  • Bệnh gút (gout) là một dạng viêm khớp. Bệnh gút (gout) là tình trạng tăng acid uric máu từ đó dẫn tới lắng đọng các tinh thể urat tại các khớp gây sưng, nóng, đỏ, đau.
Bệnh gút(gout) là gì? căn nguyên gây bệnh gút(gout)
Bệnh gút(gout) là gì? căn nguyên gây bệnh gút(gout)
  • Enzim Xanthine oxidase( XO) là một enzim vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp axit uric bằng cách chuyển hypoxanthine sang xanthine và tiếp tục chuyển hóa xanthine thành acid uric máu.
  • Không phải bệnh nhân nào tăng acid uric huyết cũng biểu hiện thành bệnh gút. Tuy nhiên tình trạng tăng acid uric máu liên quan tới nhiều tình trạng khác trong cơ thể như tim mạch, thận, lipid máu, huyết áp, ung thư, tiểu đường….

2. Hướng nghiên cứu – tìm hoạt chất trong lá tía tô ức chế bệnh gút (gout), giảm acid uric máu

  • Cây lá tía tô ở Nhật Bản được biết tới với thành phần hoạt chất có tác dụng chống lại enzim Xanthine oxidase. Trên cơ sở đó các giáo sư tiến sĩ tại đại học Đại học Setsunan, Hirakata, Osaka và Phòng Nghiên cứu và Phát triển, Gunze Limited, Ayabe, Kyoto, Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu để phát hiện thêm các hợp chất mới trong tía tô có khả năng ức chế hoạt động của enzim Xanthine Oxidase từ đó tìm thêm các chất ức chế XO từ thiên nhiên không gây tác dụng phụ, để bệnh nhân gút (gout) không còn phải phụ thuộc vào thuốc Allopurinol – giảm acid uric máu nhưng rất hạn chế sử dụng trên lâm sàng bởi nó gây ra nhiều tác dụng phụ như mẩn ngứa, sốt, phát ban, viêm gan, hại thận…
Cánh đồng tía tô tím Nhật Bản
Cánh đồng tía tô tím Nhật Bản
  • Các nhà khoa học tại Nhật Bản đã nghiên cứu các loại este caffeic được phân lập từ lá tía tô Perilla frutescens var.acuta và cấu trúc của chúng được thiết lập như este (Z, E) -2- (3,4-dihydroxyphenyl) ethenyl (1) và (Z, E) -2- (3,5-dihydroxy-pheny 1) etheny 1 ester (2) của 3- (3,4-dihydroxyphenyl) -2-propenoic acid, tương ứng, dựa trên các nghiên cứu chi tiết, bao gồm 2D COZY, COZY dài, NOE khác biệt… tác động với enzim Xanthine oxidase so sánh với thuốc allopurinol, và các hoạt động ức chế XO của 143 loại (trong chiết xuất EtOH) ở các loại dược liệu thông dụng.
  • Hoạt tính XO được khảo sát với xanthine dưới dạng một chất nền in vitro và theo dõi phổ quang phổ ở 290 nm theo phương pháp của Noro và các cộng sự. Trong các bài kiểm tra sơ bộ hiện tại, xuất hiện trích đoạn EtOH của lá tía tô có thể ức chế XO.

3. Tiến hành thử nghiệm hoạt chất từ lá tía tô với XO

Một hỗn hợp khảo nghiệm 1,0 ml dung dịch thử (aq.EtOH), 2,9 ml dung dịch phosphate 1/15 M (pH 7,5) và 0,1 ml dung dịch đệm phosphate 1/15 M (pH 7,5) có chứa enzyme, XO (0,23 đơn vị / ml) đã được ủ sẵn ở 37oC trong 10 phút. Để hỗn hợp này, 1,0 ml 0,15 mM aq. dung dịch của chất nền, xanthine được thêm vào và hỗn hợp kết quả được ủ ở 37 ° C trong 30 phút và không chậm trễ, sự hấp thụ của hỗn hợp ở 290 nm đã được đo quang phổ. Trống 0,1 ml dung dịch đệm phosphate 1/15 M mà không có XO được sử dụng thay thế 0,1 ml dung dịch chứa XO.

4. Kết quả nghiên cứu ức chế XO của tía tô

Trong lá tía tô có 2 este cafeic mới đều hoạt động rất mạnh chống lại enzim Xanthine oxidase. Bởi vậy các nhà khoa học kết luận chất este cafeic trong lá tía tô rất có ích trong điều trị tăng acid uric trong máu, hỗ trợ điều trị rất tốt cho bệnh gút. Các nhà khoa học đã thực nghiệm rằng hợp chất este cafeic trong lá tía tô là một trong số những chất ức chế XO mạnh nhất cho tới nay được phát hiện cũng có hiệu quả như sử dụng thuốc allopurinol trong điều trị hạ acid uric huyết cho bệnh nhân gút (gout), nên được ứng dụng sử dụng tía tô điều trị bệnh gút (gout)

Hi vọng qua bài viết giúp quý độc giả có thêm kiến thức về bệnh gút (gout) cũng như lựa chọn được cho mình phương pháp chữa gút từ thiên nhiên an toàn, hiệu quả mà không gây tác dụng phụ như sử dụng thuốc tây.

Nguồn: Thư viện y khoa Quốc Gia Hoa Kỳ – Viện Y tế quốc gia – PubMel.gov

Có thể bạn quan tâm:

Cách dùng tía tô hỗ trợ điều trị bệnh gút(gout) hiệu quả nhất hiện nay

Khách hàng chia sẻ cách dùng bột tía tô trị gút hiệu quả sau một tháng

Công trình nghiên cứu về cây tía tô với bệnh gút(gout) của Trung Quốc

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút (gout)

Trả lời Khách Hủy trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here