Bệnh gút (gout) – phòng và điều trị bệnh gút hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
0
201

Bệnh gút là gì? Nguyên nhân gây bệnh gút? Triệu chứng của bệnh gút? Cách phòng và điều trị bệnh gút hiệu quả? Bạn đã biết chưa. Hãy cùng tiatoakina tìm hiểu bệnh học về bệnh gút.

1.Bệnh gút là gì?

Bệnh gút (gout) hay còn gọi là thống phong là một dạng của viêm khớp do sự rối loạn chuyển hóa acid uric trong máu gây lắng đọng acid uric tại các khớp lâu ngày gây ra bệnh gút.

bệnh gút là gì?
bệnh gút là gì?

Bệnh gút thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, đặc biệt là ở những người béo, người uống rượu, bia, ăn chế độ nhiều đạm. Trong một nghiên cứu mới đây về mô hình bệnh tật tại khoa Cơ Xương Khớp-bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1991- 2000), bệnh gút chiếm tỷ lệ 8% (so với trước đây là 1,5%), đứng hàng thứ 4 trong các bệnh khớp hay gặp tại khoa.

2.Nguyên nhân gây bệnh gút

Acid uric máu phần lớn ở dạng tự do, chỉ khoảng <4% gắn với protein huyết thanh. Nồng độ axit uric máu trung bình ở nam: 5,1 ± 1,0 mg/dl (420 μmol/lít)   nữ 4,0 ± 1mg/dl (360 μmol/lít). Nồng độ acid uric máu thông thường được giữ ở mức ổn định này nhờ sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và bài tiết acid uric. Khi nồng độ acid uric máu vượt quá ngưỡng này được gọi là tăng acid uric máu.

Cơ chế gây bệnh gút

Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng lắng đọng các tinh thể urat tại các tổ chức, đặc biệt là các sụn sương, màng hoạt dịch khớp, tổ chức dưới da, nhu mô thận… Sau một thời gian nhất định, các tinh thể urat lắng đọng tại các khớp sẽ gây phản ứng sưng viêm, đau – triệu chứng điển hình của cơn gút cấp.

Nguyên nhân gây bệnh gút:

  • Nhóm suy giảm khả năng đào thải acid uric: Khi khả năng bài tiết acid uric ra ngoài của ống thận bị suy giảm từ đó dẫn tới nống độ acid uric máu tăng cao. Nguyên nhân này thường gặp 90% ở các bệnh nhân gut. Giảm bài tiết ở thận có thể gặp ở bệnh nhân như thận đa nang, bệnh cầu thận, bệnh nhân suy thận…  Bệnh nhân ăn nhiều thức ăn chứa nhân purin, nghiện rượu – bệnh thường khởi phát khi bệnh nhân uống quá nhiều rượu.
  • Nhóm tăng tạo acid uric nguyên phát hay còn gọi là bẩm sinh: Nhóm nguyên nhân này thường rất hiếm gặp (dưới 1%). Bệnh gây nên bởi yếu tố di truyền, và cơ địa đó là do sự thiếu hụt enzym glucose-6-phosphates
  • Nhóm các nguyên nhân còn lại( khoảng 10%) hay là tình trạng tăng acid uric thứ phát do một số bệnh lý, do yếu tố ăn uống. Do ăn uống như ăn nhiều các loại thực phẩm chứ nhiều nhân purin như thịt đỏ, thịt bò, thịt chó, hải sản…; uống nhiều rượu bia
  • Tăng acid uric máu do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc khi bệnh nhân sử dụng để điều trị bệnh như aspirin, phenylbutazone liều thấp, một số loại thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị lao…
Triệu chứng của bệnh gút
Triệu chứng của bệnh gút

3.Triệu chứng của bệnh gút

– Triệu chứng điển hình của gút cấp:

Triệu chứng của cơn gút cấp điển hình là thường xuất hiện vào lúc nửa đêm sau một bữa nhậu, ăn nhiều đạm hoặc sau va đập, chấn thương vật lý, phẫu thuật thậm chí do bạn căng thẳng, làm công việc nặng nhọc… Một hoặc vài khớp xa của bạn như ngón chân có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau, phù nề, căng bóng. Cơn đau ngày càng tăng lên, chỉ cần chạm nhẹ cũng khiến cơn đau tăng lên gấp bội. Nhiều trường hợp người bệnh có các dấu hiệu toàn thân như sốt nhẹ, khát nước, tiểu ít, nước tiểu sậm màu, lo lắng, người mệt mỏi, mất ngủ. Thông thường các đợt cấp tính của bệnh gút sẽ kéo dài khoảng từ 5 – 10 ngày. Vào ban đêm bạn thường có cảm giác đau nhiều hơn ban ngày, sau đó các chỗ viêm sẽ nhẹ dần, cơn đau giảm đi, giảm phù. Bạn có thể có cảm giác ngứa nhẹ và tại vị trí viêm sẽ bong vẩy rồi khỏi hẳn, không để lại dấu vết gì.

– Triệu chứng của cơn gút mạn tính:

Khi cơn gút cấp không được điều trị kịp thời và đúng cách một thời gian dài sẽ gây ra những biến chứng trên khớp. Trên các khớp xuất hiện những khối u cục – hạt tophi với nhiều kích thước khác nhau do các tinh thể urat tích tụ tạo thành. Những hạt tophi xuất hiện ở vùng bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, vành tai, đầu gối, lắng đọng tại thận gây sỏi thận, viêm thận…

4.Biến chứng của bệnh gút

Cơn gút cấp ở mỗi người bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau, trên một hoặc một vài khớp lẻ, với tần xuất không giống nhau, không để lại biến chứng nào nghiêm trọng. Nên nhiều bệnh nhân gút thường nghĩ là mình đã khỏi bệnh và không điều trị gì thêm. Tuy nhiên sau vài năm bệnh gút tiến triển thành gút mạn tính biểu hiện trên lâm sàng, sinh hóa là sự biểu hiện của sự tích lũy các tinh thể urat:

+ Tại các khớp: Các hạt tophi, viêm nhiều khớp mạn tính kèm theo hủy xương gây biến dạng khớp, cứng khớp ở các khớp như bàn tay, khuỷu tay, bàn chân, đầu gối.

+ Tại thận: acid uric lắng đọng gây viêm bể thận, sỏi thận, nguy cơ suy thận (sỏi urat không cản quang).

+ Tại mô liên kết: tạo thành hạt tôphi nổi ở dưới da. Hạt tophi có đặc điểm mềm hoặc chắc, không đau, trên phủ một lớp da mỏng, có thể nhìn thấy màu trắng nhạt, vị trí thường gặp ở vành tai, mỏm khuỷu, cạnh khớp tổn thương…Hạt này có thể bị vỡ chảy rò ra chất nhão màu trắng như phấn đem xét nghiệm chính là tinh thể urat. Các hạt tophi vỡ thường có nguy cơ nhiễm trùng, khó lành, dễ gây nhiễm trùng huyết.

Biến chứng của bệnh gút
Biến chứng của bệnh gút

5. Điều trị bệnh gút

Trong chữa trị bệnh gút thì cần kết hợp giữa chế độ dinh dưỡng và kết hợp dùng thuốc hợp lý.

Thuốc điều trị gút thường được chỉ định hiện nay trong Tây y:

Thuốc chống viêm không steroid như over-the-counter tùy chọn như ibuprofen (Advil, Motrin IB) và naproxen sodium (Aleve…), và các loại NSAIDs mạnh mẽ như idomethacin (Indocin) hay celecoxib (Celebrex).

Thuốc dùng đều điều trị bệnh gout trong vòng 24 – 48 giờ đầu sau cơn gút cấp. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ 5 -7 ngày hoặc dài hơn. Tuy nhiên thuốc nhóm NSAIDs thường hạn chế trong lâm sàng bởi:

+ Chống chỉ định với bệnh suy thận

+ Viêm loét dạ dày, tá tràng,

+ Bệnh tim mạch, cao huyết áp

+ Dị ứng NSAIDs,

+ Thuốc kháng đông.

Thuốc Colchicine chữa trị bệnh gout: Colchicine là thuốc uống trong điều trị bệnh gút có hiệu quả tốt nhất trong vòng 12 – 24h sau khi khởi phát cơn gút cấp đầu tiên.

Tuy nhiên người bệnh sử dụng Colchicine thường gặp phải một số tác dụng phụ như:

Dị ứng, phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Đau hoặc yếu cơ

Nôn mửa, tiêu chảy.

Tiểu ít, đôi khi có lẫn máu trong nước tiểu

Dễ bị bầm tím, chảy máu, mệt mỏi

Tê hoặc ngứa ran ở đầu chi

Có thể có sốt, ớn lạnh, đau nhức người…

Thuốc Colchicin điều trị bệnh gút
Thuốc Colchicin điều trị bệnh gút

+ Thuốc Glucocorticoids trong điều trị gout: gồm dạng tiêm tại khớp, dạng uống, dạng tiêm bắp, tĩnh mạch. Thuốc Glucocorticoid tiêm tại khớp chỉ áp dụng cho bệnh nhân viêm 1 đến 2 khớp không thể uống NSAIDs hoặc Colchicine.

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Glucocorticoids là thay đổi tâm trạng, gây tăng đường huyết, tăng huyết áp, giữ nước, gây phù…

Thuốc sinh học ức chế Interleukin-1: dùng trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với các biện pháp điều trị trên và những người có cơn gout cấp tái phát thường xuyên. – Các thuốc bao gồm: Canakinumab, Anakinra…

Thuốc tăng thải trừ acid uric ngăn ngừa bệnh gút tái phát: như Febuxostat, Probenecid, Pegloticase, Allopuronol….

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng nhóm thuốc này như: tăng nguy cơ gây sỏi thận, buồn nôn, phát ban, đau bụng đau đầu, viêm loét dạ dày, táo bón, tiêu chảy, đau ngực….

Trong điều trị bệnh gút bằng Tây Y người bệnh cần đặc biệt tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thường xuyên tái khám để hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh cũng như tác dụng khi sử dụng thuốc.

Ngoài phương pháp điều trị bệnh gút bằng Tây Y tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm thì phương pháp điều trị bệnh gút từ Đông y kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh gút đang là sự lựa chọn số 1 của nhiều bệnh nhân gút.

Điều trị bệnh gút từ Đông Y

Trong các phương pháp chữa bệnh gút bằng thiên nhiên nổi bật nhất: Lá tía tô chữa bệnh gút.

Theo nghiên cứu từ các giáo sư, tiến sĩ: Sutomu Nakanishi, Masatoshi Nishi, Akira Inada, Hiroshi Obata, Nobukazu Tanabe, thuộc khoa Dược, Đại học Setsunan, Hirakata, Osaka và Phòng Nghiên cứu và Phát triển, Gunze Limited, Ayabe, Kyoto, Nhật Bản về tác dụng của tía tô với bệnh gout. Qua nghiên cứu các nhà khoa học đã đi đến kết luận: cây tía tô Nhật giống Perilla frutescens có tác dụng ức chế mạnh nhất enzim Xanthine Oxidase  so với 143 loài dược liệu và có hiệu quả như sử dụng thuốc Allopurinol trong điều trị hạ acid uric huyết ở bệnh gút. Đồng thời theo nhiều nghiên cứu cây tía tô chữa nhiều tinh dầu, hoạt chất có tính kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm đau nên có hiệu quả tốt ngay cả trong các đợt cấp tính của bệnh gút. Tía tô rất lành tính nên người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo tác dụng phụ.

Người bệnh chỉ cần thưởng thức 2 ly trà tía tô mỗi ngày sau bữa ăn để phòng ngừa và đẩy lùi bệnh gút hiệu quả

Xem thêm: Bột tía tô phòng điều trị bệnh gút hiệu quả tại đây

Trà tía tô chữa trị bệnh gút hiệu quả
Trà tía tô chữa trị bệnh gút hiệu quả

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh gút thì chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gút đóng vai trò quan trọng trong phòng và điều trị bệnh gút.

Thực đơn cho người bệnh gút:

Người bệnh gút cần kiêng sử dụng các thực phẩm giàu nhân purin từ 100 – 1000mg purin/100 gam thực phẩm như hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, thịt lên men, một số loại cá như cá thu, cá hồi, cá trích, sò điệp, cá cơm ….

Người bệnh gút cần kiêng sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn, gas…

Người bệnh gút nên ăn thực phẩm thuộc nhóm chưa ít nhân purin từ 0 – 50mg purin/100 gam thực phẩm như trái cây, rau xanh, sữa, chế phẩm từ sữa, đồ uống kiềm không có gas… uống nhiều nước 2 – 2,5 lít nước/ngày.

6. Cách phòng bệnh gút hiệu quả:

Để phòng tránh bệnh gút cũng như giảm thiểu tối đa biến chứng của bệnh gút thì người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng việc:

Tăng cường thể dục thể thao, vận động ít nhất 30ph mỗi ngày.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế sử dụng quá độ các thực phẩm giàu đạm, nhân purin, như hải sản, thịt đỏ, thịt chó, nội tạng…

Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn khác

Khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh bệnh sớm nhất

Ngoài ra bạn có thể uống trà tía tô hàng ngày để tăng cường hiệu quả phòng ngừa và điều trị bệnh gút.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về bệnh gút cũng như cách phòng và điều trị bệnh gút.

Để lại thông bên dưới để nghe tư vấn từ bác sĩ

Dành cho đại lý

Tham gia hệ thống đại lý để nhận được chiết khấu hấp dẫn. Đăng ký hoặc Tìm hiểu thêm

Trả lời Khách Hủy trả lời

Please enter your comment!
Please enter your name here